Bài học cho Việt Nam về PR

Bài học cho Việt Nam về PR

 

Nhật Bản đã sử dụng các công cụ PR phong phú và linh hoạt để gây được ấn tượng với khách hàng/ công chúng của mình. Học tập từ các nhà PR Nhật Bản, chúng ta thấy rằng: trong điều kiện có nhiều đối thủ cạnh tranh trong thị trường, các nhân viên PR nên tập trung xây dựng một hình ảnh, một ấn tượng riêng biệt cho sản phẩm kỹ thuật số của mình. Điều đó sẽ làm giảm hiệu quả của hoạt động PR vì khó gây được ấn tượng mạnh trong trí nhớ người tiêu dùng.

Học tập những nhà PR Trung Quốc trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh, các nhà PR Việt Nam có thể căn cứ vào đối tượng sử dụng để xây dựng những hình ảnh mới lạ, độc đáo mang phong cách riêng cho sản phẩm số.

Các doanh nghiệp Việt Nam nên chú trọng công tác thống kê, đặc biệt là thống kê chi phí dành cho PR để thuận tiện cho việc quản lý và đánh giá kết quả của các chiến lược PR trong từng giai đoạn. Cũng giống như các nhà PR Trung Quốc, chúng ta cần phải có kế hoạch và ngân sách cụ thể trong mỗi giai đoạn chứ không sử dụng ngân sách Marketing chung cho hoạt động PR.

Chúng ta có thể học tập từ những nhà PR Mỹ: sử dụng công cụ PR để giải quyết khủng hoảng. Khi xảy ra khủng hoảng cần giải quyết kịp thời, sử dụng các công cụ PR để giải quyết, cụ thể là truyền thông. Ví dụ khi gây ra sai lầm, nên sử dụng các phương tiện truyền thông để xin lỗi khách hàng/công chúng, giải thích hoặc đưa ra phương án khắc phục những hậu quả của sai lầm. PR là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp truyền đạt thông tin, gây cảm tình và tạo hình ảnh tích cực với khách hàng/công chúng.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của giới truyền thông và công nghệ, có thể quảng cáo và truyền đạt thông tin qua kênh truyền hình, truyền thanh sẽ không thu được hiệu quả cao nữa. Các nhà PR Việt Nam có thể học tập các nhà PR Mỹ: sử dụng những công cụ truyền thông mới như Internet. Ngày càng có nhiều người dành nhiều thời gian cho Internet, hơn nữa, những công cụ Internet cũng ngày càng đa dạng phong phú..