Hoạt động Marketing và thị trường mục tiêu

Thị trường tổng thể luôn gồm một số lượng rất lớn khách hàng với những nhu cầu đặc tính mua và khả năng tài chính rất khác nhau. Sẽ không có một doanh nghiệp nào có thể với tới tất cả các khách hàng tiềm năng, hơn nữa mỗi doanh nghiệp thường chỉ có một thế manh xét trên một phương diện nào đó trong việc thỏa mãn nhu cầu thị trường. Do đó phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu là một trong những nội dung quan trọng nhất của lý thuyết Marketing và là một khâu không thể thiếu được của tiến trình hoạch định các chiến lược Marketing. Nắm được điều này nên Nam Thành xác định rằng: chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng bằng những nỗ lực Marketing nổi trội hơn đối thủ cạnh tranh khi đã chọn được một thị trường mục tiêu phù hợp.

Qua nghiên cứu tổng quan về thị trường Nam Thành đã quyết định chọn thị trường mục tiêu theo phương án: chuyên môn hóa theo sản phẩm. Theo phương án này công ty tập trung vào kinh doanh sản phẩm máy vi tính và các linh kiện máy vi tính để đáp ứng cho 2 đoạn thị trường đó là: hộ gia đình và văn phòng.

Tiếp theo đó công ty đã chọn áp dụng chiến lược Marketing phân biệt để tiếp cận thị trường mục tiêu, tức là soạn thảo chương trình Marketing riêng cho từng đoạn thị trường. Đó là vì nhu cầu sử dụng và mong muốn của khách hàng không giống nhau. Đối với những công việc đơn giản thì chỉ cần một chiếc máy tính bình thường và thông dụng, nhưng đối với những công việc mang tính phức tạp thì tùy vào phần mềm sử dụng và tính chất công việc người tiêu dùng sẽ chọn máy có tốc độ cao hơn, bộ nhớ lơn hơn, nhiều phụ kiện chuyên dụng hơn… Mặt khác, việc chia thị trường mục tiêu ra những phân khúc khác nhau giúp công ty hướng vào những nhu cầu thị trường cụ thể hơn, có biện pháp quảng bá và cách tiếp cận hữu hiệu hơn, định giá phù hợp hơn.

Tuy nhiên thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này, vấn đề đặt ra tiếp theo đối với Nam Thành là phải xây dựng chương trình hành động như thế nào để hiệu quả nhất và có tính cạnh tranh mạnh nhất.

Recent Posts

Cách tìm insight khách hàng trong trade marketing

Trong lĩnh vực trade marketing, việc hiểu rõ và tìm hiểu insight khách hàng là…

7 months ago

Cách lập kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông hiện đại

Khủng hoảng truyền thông - có lẽ đây là bốn từ mà Doanh Nghiệp hi…

8 months ago

8 bước “dập lửa” khủng hoảng truyền thông cực hiệu quả và tiết kiệm thời gian

Truyền thông đúng cách có thể được xem như một con dao hai lưỡi đối…

8 months ago

Học từ case study: Cách xử lý khủng hoảng truyền thông của H&M

Truyền thông là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ…

8 months ago

Insight khách hàng: Cách phân tích dữ liệu để hiểu sâu hơn về nhu cầu khách hàng

Insight khách hàng là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing và kinh…

8 months ago

Social listening services – Chìa khóa giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng

Trong thời đại số hóa hiện nay, việc sử dụng các dịch vụ social listening…

8 months ago