Một số giải pháp cho các DN dệt máy TPHCM

Một số giải pháp cho các DN dệt máy TPHCM

Duy trì và phát triển thị trường: Ngành dệt may Thành phố cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thị trường. Duy trì, củng cố phát triển các thị trường chính EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, thâm nhập và phát triển thị trường Nam Mỹ, Trung Đông, Nam Phi.

Quan tâm hơn nữa thị trường trong nước phục vụ trên 80 triệu dân. Nội dung chính của giải pháp này là cung cấp dịch vụ một cửa và trở thành nhà thiết kế thời trang. Dịch vụ một cửa có nghĩa là các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Thành phố sẽ chào bán dịch vụ trọn gói. Từ thiết kế, cung cấp nguyên liệu sản xuất cho đến khâu vận chuyển, giao hàng tận nơi theo yêu cầu của khách hàng.

Trong giải pháp này các nhà thiết kế thời trang Tp. Hồ Chí Minh sẽ đi trước một bước hoặc một mùa để thông báo cho khách hàng về công suất sản xuất và khả năng thiết kế. Nhằm thực hiện tốt giải pháp này, các nhà thiết kế Tp. Hồ Chí Minh cần đặt mục tiêu chiến lược trở thành nhà thiết kế thời trang khu vực.

Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh: Cần sớm có một cuộc tổng điều tra, đánh giá thực trạng năng lực của ngành dệt may Tp. Hồ Chí Minh:Số lượng, chủng loại máy móc thiết bị. Số lượng và chất lượng lao động.Quy mô, trình độ tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất. Điều chỉnh, đầu tư bổ xung, cân đối, đồng bộ – nâng cao khả năng khai thác năng lực đầu tư có hiệu quả.

Ngành dệt may Thành phố cần tổ chức lại sản xuất:Quá trình đầu tư phát triển đã nảy sinh quy mô, trình độ giữa các doanh nghiệp, giữa các thành phần kinh tế không đồng đều. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đã bộc lộ năng lực trước những thách thức của thị trường, của khách hàng. Nên chăng các doanh nghiệp vừa và nhỏ sát nhập thành các doanh nghiệp cổ phần, để nâng cao tiềm lực về tài chính, xây dựng qui mô trình độ thích hợp đối với đơn hàng có số lượng chủng loại vừa và lớn. Nếu không được tổ chức lại, không được đầu tư bổ sung nâng cao năng lực sẽ khó tránh khỏi bị loại trong tình hình hội nhập.

Mô hình phát triển bền vữngCaïnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy năng lực phát triển của doanh nghiệp. Phát triển bền vững của doanh nghiệp làm cơ sở cho sự bền vững của ngành là sự tồn tại để phát triển hội nhập do đó chỉ tiêu phát triển bền vững của ngành dệt may trước hết phải tạo ra được cho mình: Sản phẩm truyền thống;Khách hàng truyền thống;Thị trường truyền thống