Nhận thức của Doanh nghiệp và thương mại điện tử

Hầu hết các doanh nghiệp (DN) Việt Nam chưa dám nghĩ tới việc xây dựng website từ khi thành lập, hoặc trước khi ra đời, mà thường là sau khi hoạt động rất nhiều năm mới “lò dò” đi hỏi: Nếu tôi muốn có một ‘cái’ thì mất bao nhiêu, liệu có làm được không?

Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Việt Nam có khoảng 80 triệu người, tính đến tháng 8/2004 số người biết sử dụng Internet là 5.341.943, tỷ lệ này đạt 6,55%. Tổng số DN tại Việt Nam có khoảng 120.000, số lượng trang web mà các DN Việt Nam đăng ký để phục vụ cho hoạt động kinh doanh là 10.362, khoảng 8,63%, trong đó số tên miền .vn (như .com.vn, .net.vn,…) đã tăng từ 2.300 (năm 2002) lên 5.510 (năm 2003) và 9.037 (năm 2004).

Khoảng 46,2% các doanh nghiệp được khảo sát đã có website, trong số này phần lớn (68,7%) là các doanh nghiệp kinh doanh thương mại-dịch vụ, phần còn lại là các doanh nghiệp sản xuất.

Khoảng 87,6% số doanh nghiệp có website cho biết đối tượng chính mà doanh nghiệp muốn hướng tới thông qua website là các doanh nghiệp khác, hướng tới người tiêu dùng là 65,7%. Như vậy, có khả năng hình thức giao dịch B2B sẽ chiếm ưu thế hơn hình thức B2C.

Khoảng 32,8% số website có các tính năng hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử (như cho phép khách hàng gửi yêu cầu, đặt hàng trực tuyến, v.v..).

Có nhiều cách lý giải cho con số ít ỏi các DN  tiếp xúc với thương mại điện tử (TMĐT) đã được đưa ra. Nào thiếu lực lượng có tay nghề để đáp ứng nhu cầu của công nghệ cao; thiếu vốn đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ cao;  môi trường chính sách, pháp lý chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập và hầu như chưa hỗ trợ để xúc tiến phát triển TMĐT… Nhưng ít ai nghĩ rằng nguyên nhân lớn nhất và quan trọng nhất là do nhận thức của xã hội về TMĐT, đặc biệt là chính các DN chưa chịu hoặc chưa biết cách  triển khai.

Hiện ở Việt Nam chỉ có một số ít DN  đang nỗ lực biến TMĐT trở thành công cụ chính trong hoạt động kinh doanh của mình, như: VEC, VASC, VDC, VNET,… hay sử dụng TMĐT để tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các DN Việt Nam thâm nhập thị trường Australia như Công ty VBD. Những nỗ lực này đều xuất phát từ một điểm là họ có sự nhận thức thấu đáo hơn các DN khác về thương mại điện tử. Theo các chuyên gia, điều quan trọng nhất trong việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay xuất phát từ các doanh nghiệp. Đây là lực lượng nòng cốt ứng dụng và phát triển TMĐT.

Recent Posts

Cách tìm insight khách hàng trong trade marketing

Trong lĩnh vực trade marketing, việc hiểu rõ và tìm hiểu insight khách hàng là…

7 months ago

Cách lập kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông hiện đại

Khủng hoảng truyền thông - có lẽ đây là bốn từ mà Doanh Nghiệp hi…

8 months ago

8 bước “dập lửa” khủng hoảng truyền thông cực hiệu quả và tiết kiệm thời gian

Truyền thông đúng cách có thể được xem như một con dao hai lưỡi đối…

8 months ago

Học từ case study: Cách xử lý khủng hoảng truyền thông của H&M

Truyền thông là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ…

8 months ago

Insight khách hàng: Cách phân tích dữ liệu để hiểu sâu hơn về nhu cầu khách hàng

Insight khách hàng là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing và kinh…

8 months ago

Social listening services – Chìa khóa giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng

Trong thời đại số hóa hiện nay, việc sử dụng các dịch vụ social listening…

8 months ago