Phương pháp xác định ngân sách cho truyền thông

Các nhân viên Marketing chịu trách nhiệm về lập ngân sách truyền thông rất khó ra quyết định do có nhiều yếu tố cản trở, trong đó có hai yếu tố cơ bản sau: Thứ nhất, có quá ít hoặc không có sẵn dữ liệu dùng để lượng hóa mối quan hệ giữa ngân sách truyền thông và doanh thu dự tính. Ngoài ra yêu cầu về thời gian và chi phí để thu thập các thông tin cần thiết cũng là lý do khiến doanh nghiệp không tiến hành. Thứ hai, doanh thu được dự tính dựa trên giả thiết là cả môi trường, thị trường và chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp đều ổn định. Tuy nhiên trên thực tế luôn luôn có những biến động không lường trước được.

Từ trở ngại này chúng ta xem xét năm giải pháp xác định ngân sách cho hoạt động truyền thông hiện nay được sử dụng phổ biến nhất.

Phương pháp phần trăm theo doanh thu: Đây là một trong những giải pháp được sử dụng nhiều nhất do tính đơn giản của nó. Theo phương pháp này, doanh nghiệp chỉ cần ấn định ngân sách cho truyền thông bằng một mức tỷ lệ phần trăm nào đó so với doanh số bán hàng trong quá khứ.

Phương pháp theo khả năng tối đa: Ngược lại với hai phương pháp trên, phương pháp này không dựa vào các dữ liệu trong quá khứ mà dựa vào tình hình tài chính hiện tại. Theo phương pháp này, ngân sách dành cho công tác truyền thông là tất cả khả năng tài chính của doanh nghiệp sau khi đảm bảo được một số lợi nhuận cơ bản nào đó.

Phương pháp ngang bằng cạnh tranh: Phương pháp này yêu cầu doanh nghiệp dành cho truyền thông một mức ngân sách bằng mức ngân sách của các đối thủ cạnh tranh trên cùng một khu vực thị trường hoặc trong cùng một chu kỳ kinh doanh. Để thực hiện phương pháp này, doanh nghiệp phải có trong tay số liệu đầy đủ và chính xác về ngân sách dành cho truyền thông của các đối thủ hiện tại, một điều quả thật không mấy dễ dàng. Hơn nữa, không có bằng chứng nào cho thấy việc duy trì ngang mức cạnh tranh sẽ ngăn được những cuộc chiến tranh truyền thông giao tiếp.

Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ: Phương pháp này đòi hỏi các nhân viên Marketing lập ngân truyền thông tiến bằng cách xác định các mục tiêu của doanh nghiệp; xác định những nhiệm vụ phải thực hiện để đạt được các mục tiêu trên; ước định chi phí để hoàn thành những nhiệm vụ đó. Tổng các chi phí này chính là ngân sách dành cho truyền thông. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này cần phải hiểu rõ về mối quan hệ giữa mục tiêu và các nhiệm vụ tương ứng. Nếu một nhiệm vụ được ấn định không phù hợp với mục tiêu được giao thì sẽ không thể nào đem lại hiệu quả lớn.