Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp hiệu quả

Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp hiệu quả

Sau giai đoạn đại dịch Covid-19 đầy khó khăn, quản lý rủi ro trong doanh nghiệp được xem là vấn đề tối quan trọng mà mỗi doanh nghiệp đều ra sức để tâm. Vậy đâu là một quy trình xử lý rủi ro cho doanh nghiệp hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Quản lý rủi ro trong doanh nghiệp là gì?

Quản lý rủi ro doanh nghiệp (ERM) là một chiến lược kinh doanh dựa trên kế hoạch nhằm nhận định, đánh giá, và chuẩn bị cho bất kỳ mối nguy hiểm tiềm tàng nào có khả năng xảy ra. Rủi ro từ lâu được định nghĩa là những sự kiện không chắc chắn sẽ xảy ra. Nhưng nếu có vô tình xuất hiện, chúng sẽ tác động tiêu cực lẫn tích cực lên các mục tiêu của dự án. Khi rơi vào bẫy rủi ro, đa phần các doanh nghiệp sẽ nghĩ rằng đây hoàn toàn là những thứ tiêu cực. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn nhận rủi ro theo hướng tạo ra cơ hội tích cực, bạn có thể thay đổi cục diện kết quả của dự án, sắp xếp, giải quyết rủi ro hợp lý và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.

>>>Xem thêm: Tối ưu dữ liệu thị trường với Kompa

Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp hiệu quả

Rủi ro trong doanh nghiệp không phải lúc nào cũng mang tác động tiêu cực 

Quy trình xử lý rủi ro bài bản cho doanh nghiệp

Nhìn chung, để quản lý rủi ro hiệu quả, đa phần các doanh nghiệp đều tuân theo một quy trình gồm các bước về cơ bản giống nhau, dù có sự khác nhau về các thuật ngữ sử dụng để mô tả từng quy trình.

Bước 1: Nhận biết rủi ro

Trong doanh nghiệp, rủi ro có thể chia làm 4 loại như sau:

  • Rủi ro chiến lược: các rủi ro đề cập đến những vấn đề, sự kiện, quyết định có khả năng ảnh hưởng, thiệt hại hay cản trở một tổ chức, cá nhân đạt được mục tiêu. Rủi ro chiến lược giúp doanh nghiệp đo lường tính khả thi trước các tác động từ môi trường xung quanh.
  • Rủi ro hoạt động: các rủi ro từ việc sử dụng nguồn nhân lực trong hoạt động hàng ngày, quy trình, hệ thống, con người và văn hóa hay do các ảnh hưởng của sự kiện từ bên ngoài.
  • Rủi ro tài chính: các rủi ro bắt nguồn từ các giao dịch tài chính như việc mua, bán, đầu tư, cho vay hay các hoạt động kinh doanh khác (rủi ro về lãi suất, tỷ giá, giá hàng hóa, thuế, cấu trúc vốn, tính thanh khoản, tín dụng, …)
  • Rủi ro tuân thủ: các rủi ro liên quan đến việc chấp hành các nội quy, quy định của doanh nghiệp, tài liệu và văn bản pháp lý khác của nhà Nước liên quan đến hoạt động kinh doanh, hợp đồng, cam kết của doanh nghiệp.

Bước 2: Phân tích rủi ro

Khi bạn xác định được rủi ro, bước tiếp theo chính là nhận định khả năng và hậu quả của từng rủi ro. Bước này yêu cầu sự am hiểu của doanh nghiệp về bản chất của rủi ro, khả  năng ảnh hưởng đến các mục tiêu và kết quả của dự án như thế nào. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều có một mục tiêu nhất định để hướng tới, vì thế, hãy dựa vào mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp để phân tích. Nên nhớ, bất kỳ sự kiện nào gây tổn hại một phần hay toàn bộ đến việc đạt mục tiêu chung của doanh nghiệp cũng đều được xác định là rủi ro.

Cần xác định khả năng và mức độ nghiêm trọng của từng rủi ro khi phân tích sâu

Cần xác định khả năng và mức độ nghiêm trọng của từng rủi ro khi phân tích sâu 

Bước 3: Đánh giá và xếp hạng rủi ro

Bạn nên xếp hạng rủi ro dựa trên mức độ nghiêm trọng của nó, là sự kết hợp giữa khả năng xảy ra và hậu quả mà rủi ro mang lại. Một số lưu ý khi đánh giá mức độ rủi ro như sau:

Những dữ liệu và con số được thống kê sẵn là nguồn thông tin chủ yếu

Các sự kiện có tác động tiêu cực sẽ làm nhân đôi tỷ lệ xảy ra rủi ro

Dựa trên những nghiên cứu gần đây, tần suất và cách thức đánh giá rủi ro nên được chú ý nhiều hơn là phương thức quản lý rủi ro.

Bước 4: Xử lý rủi ro

Xử lý hay còn được gọi là kế hoạch ứng phó với rủi ro. Ở bước này, bạn cần đưa ra kế hoạch xử lý hoặc sửa đổi các rủi ro được xếp hạng cao nhất của mình. Tạo ra các chiến lược giảm thiểu độ nghiêm trọng, kế hoạch phòng ngừa và cả kế hoạch dự phòng cho những rủi ro xuất hiện trong tương lai.

Bước 5: Theo dõi, duy trì quản lý rủi ro

Bằng việc xác định và theo dõi toàn diện các rủi ro, bạn có thể kiểm soát và giảm thiểu được những rủi ro bất ngờ, từ đó nắm bắt những cơ hội vàng cho doanh nghiệp phát triển. Với một quy trình quản lý rủi ro bài bản, các vấn đề dù khó khăn đến đâu cũng sẽ được hóa giải nhanh chóng do đã được dự tính và có sự chuẩn bị về phương thức giải quyết từ trước.

Luôn theo dõi và duy trì việc quản lý rủi ro, đề phòng mọi bất trắc bất ngờ xảy đến

Luôn theo dõi và duy trì việc quản lý rủi ro, đề phòng mọi bất trắc bất ngờ xảy đến

Rủi ro trong doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Vậy nên, chuẩn bị sẵn một quy trình xử lý rủi ro bài bản, đúng cách sẽ khiến doanh nghiệp không gặp lúng túng, bất ngờ khi đối mặt với sự kiện thật xảy ra ngoài đời. Nắm được bản chất cấu trúc và tổ chức của rủi ro, doanh nghiệp có thể biến rủi ro thành lợi thế để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.

>>>Xem thêm: 8 bước quản trị rủi ro trong doanh nghiệp