Sự hình thành thương mại điện tử ở Việt Nam

Đứng trước tình hình nền kinh tế thế giới đang sôi động với TMĐT, chuẩn bị bước vào nền kinh tế số hoá: Tháng 6/1998 tổ công tác về TMĐT thuộc ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin đã được thành lập. Các thông tin kinh tế, thương mại, đầu tư…đã bước đầu được đưa lên mạng. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã hoàn thành bước thứ nhất về cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ cho các doanh nghiệp hội viên trong cả nước, bao gồm thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm, thông tin xúc tiến thương mại và đầu tư, thông tin pháp luật, tư vấn thị trường, kinh tế thế giới và các dịch vụ khác có liên quan.

Gần đây chính phủ đã chỉ đạo Bộ thương mại soạn thảo dự án quốc gia về phát triển TMĐT trong đó có việc thiết lập Trade Point với các nội dung cơ bản là thuận lợi hoá các thủ tục thương mại, các đối tượng tham gia hoạt động thương mại như phòng thương mại, hải quan, bảo hiểm, ngân hàng, vận tải…Tập trung dưới một điểm nhất định để cùng giải quyết các yêu cầu của doanh nghiệp. Trade point cũng là một nơi cung ứng thông tin thị trường như: Đối tác kinh doanh, cơ hội kinh doanh, thông tin về giá cả, luật pháp…nói cách khác, tham gia TMĐT, giữa một biển thông tin quá lớn, các doanh nghiệp không thể hoạt động đơn phương mà cần có một đầu mối. Trade Point chính là hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp bằng công nghệ thông tin mới nhất, hiệu quả nhất.

Như vậy có thể nói tiền đề của nền TMĐT đã và đang được hình thành. Với tiềm năng công nghệ thông tin ở nước ta, việc tham gia vào lĩnh vực này không phải là vấn đề quá khó. Trước mắt đất nước ta cần xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng viễn thông đủ mạnh để phát triển TMĐT. Với tư cách là người dẫn đầu trong việc triển khai TMĐT, Bộ thương mại đã tổ chức một hội nghị về thực hiện Dự án quốc gia kỹ thuật thương mại điện tử (đã được chính phủ phê duyệt) và đưa ra kiến nghị về lộ trình ứng dụng thương mại điện tử trong vòng 5 năm tới. Bộ Thương mại đã xây dựng kế hoạch khung ứng dụng và phát triển TMĐT giai đoạn 2001-2005, gồm 13 vấn đề liên quan đến cơ sở pháp lý, hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, cơ sở hạ tầng công nghệ, đào tạo nhân lực và sẽ lựa chọn một số doanh nghiệp làm thí điểm thực hiện TMĐT

Recent Posts

Cách lập kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông hiện đại

Khủng hoảng truyền thông - có lẽ đây là bốn từ mà Doanh Nghiệp hi…

4 weeks ago

8 bước “dập lửa” khủng hoảng truyền thông cực hiệu quả và tiết kiệm thời gian

Truyền thông đúng cách có thể được xem như một con dao hai lưỡi đối…

4 weeks ago

Học từ case study: Cách xử lý khủng hoảng truyền thông của H&M

Truyền thông là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ…

4 weeks ago

Insight khách hàng: Cách phân tích dữ liệu để hiểu sâu hơn về nhu cầu khách hàng

Insight khách hàng là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing và kinh…

1 month ago

Social listening services – Chìa khóa giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng

Trong thời đại số hóa hiện nay, việc sử dụng các dịch vụ social listening…

1 month ago

Xác định chân dung khách hàng mục tiêu cho chiến dịch Marketing

Trong thế giới kinh doanh hiện đại, việc xác định khách hàng mục tiêu là…

1 month ago