Tâm lí khi mua hàng của khách khác nhau như thế nào

Khi người ta hành động họ cũng đồng thời lĩnh hội được tri thức, tri thức mô tả những thay đổi trong hành vi của cá thể bắt nguồn từ kinh nghiệm. Hầu hết hành vi của con người đều được lĩnh hội. Các nhà lý luận về tri thức cho rằng tri thức của một người được tạo ra thông qua sự tác động qua lại của những thôi thúc, tác nhân kích thích, những tấm gương, những phản ứng đáp lại và sự củng cố.

Có lẽ là Linda có một sự thôi thúc tự khẳng định mình. Sự thôi thúc được định nghĩa là một tác nhân kích thích nội tại thúc đẩy hành động. Sự thôi thúc của bà ta đã trở thành một động cơ khi nó hướng vào một đối tượng – tác nhân kích thích cụ thể có khả năng giải tỏa sự thôi thúc, trong trường hợp ở đây là một máy tính. Phản ứng đáp lại của Linda đối với ý tưởng mua một máy tính bắt nguồn từ những tấm gương ở xung quanh. Những tấm gương là những tác nhân kích thích thứ yếu, quyết định người đó phản ứng đáp lại vào lúc nào, ở đâu và như thế nào. Sự ủng hộ của chồng bà, hình ảnh một chiếc máy tính ở nhà bạn, những quảng cáo và bài báo về máy tính, những tin đồn về giá bán đặc biệt, tất cả đều là những tấm gương có thể ảnh hưởng đến phản ứng đáp lại của Linda đối với sự quan tâm của bà về chuyện một máy tính.

Giả sử Linda mua một máy tính và đã chọn máy tính IBM. Nếu kinh nghiệm của bà quả là bổ ích, thì phản ứng đáp lại của bà đối với các máy tính sẽ được củng cố.

Sau này có thể Linda lại muốn mua một máy sao chụp. Bà chú ý đến một số nhãn hiệu, trong đó có nhãn hiệu của IBM. Vì bà biết rằng IBM sản xuất ra những máy tính tốt, nên bà có thể suy ra rằng IBM cũng sản xuất ra những máy sao chụp tốt. Ta nói bà đã khái quát hoá phản ứng đáp lại của mình cho những tác nhân kích thích tương tự.

Xu hướng ngược lại với khái quát hóa là quá trình phân biệt. Khi Linda nghiên cứu một máy sao chụp do hãng Sharp sản xuất, bà thấy rằng nó nhẹ hơn và gọn hơn máy của IBM. Việc phân biệt ở đây có nghĩa là ba ta đã học được cách nhận biết những điểm khác nhau trong một tập hợp những tác nhận kích thích tương tự và có thể điều chỉnh lại phản ứng đáp lại của mình phù hợp.

Lý thuyết về tri thức dạy cho những người làm Marketing rằng họ có thể tạo ra được nhu cầu đối với một sản phẩm bằng cách gắn liền nó với những sự thôi thúc mạnh mẽ, sử dụng những động cơ, tấm gương và đảm bảo sự củng cố tích cực. Một công ty mới có thể tham gia thị trường bằng cách vận dụng những sự thôi thúc mà các đổi thủ cạnh tranh đã sử dụng và tạo ra những kiểu dáng tương tự, bởi vì người mua có khuynh hướng chuyển lòng trung thành sang những nhãn hiệu tương tự hơn là sang những nhãn hiệu khác hẳn (khái quát hoá) . Hay công ty cũng có thể thiết kế nhãn hiệu của mình để tạo nên một số những thôi thúc khác và đảm bảo có những tác nhân mạnh mẽ kích thích chuyển nhãn hiệu (quá trình phân biệt).

Recent Posts

Cách tìm insight khách hàng trong trade marketing

Trong lĩnh vực trade marketing, việc hiểu rõ và tìm hiểu insight khách hàng là…

7 months ago

Cách lập kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông hiện đại

Khủng hoảng truyền thông - có lẽ đây là bốn từ mà Doanh Nghiệp hi…

8 months ago

8 bước “dập lửa” khủng hoảng truyền thông cực hiệu quả và tiết kiệm thời gian

Truyền thông đúng cách có thể được xem như một con dao hai lưỡi đối…

8 months ago

Học từ case study: Cách xử lý khủng hoảng truyền thông của H&M

Truyền thông là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ…

8 months ago

Insight khách hàng: Cách phân tích dữ liệu để hiểu sâu hơn về nhu cầu khách hàng

Insight khách hàng là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing và kinh…

8 months ago

Social listening services – Chìa khóa giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng

Trong thời đại số hóa hiện nay, việc sử dụng các dịch vụ social listening…

8 months ago