Việt Nam đã chú trọng triển khai ứng dụng CNTT trong thương mại điện tử

Việt Nam đã chú trọng triển khai ứng dụng CNTT trong thương mại điện tử

Năm 1990, Thư­ờng vụ Hội đồng Bộ tr­ưởng đã phê duyệt dự án ứng dụng tin học và kỹ thuật thông tin tại Văn phòng Chính phủ. Đến cuối năm 1993, Văn phòng Chính phủ đã xây dựng được mạng tin học cục bộ (LAN) và bư­ớc đầu ứng dụng CNTT hiện đại vào công tác chỉ đạo, điều hành của Thủ t­ướng Chính phủ, nối kết thông tin với một số bộ và ủy ban nhân dân các tỉnh trọng điểm.

Chương trình Cải cách hành chính nhà n­ước giai đoạn 2001 – 2010 đã đề ra mục tiêu hiện đại hoá nền hành chính nhà n­ước, theo đó, đến năm 2010, xây dựng và đ­ưa vào vận hành mạng điện tử – tin học thống nhất của Chính phủ với hai giai đoạn 2001 – 2005; 2006 – 2010.

Có thể xác định con đư­ờng tiếp cận TMĐT gồm ba b­ước: Chuẩn bị – Chấp nhận – Ứng dụng. Chuẩn bị bao gồm hàng loạt các hoạt động, bắt đầu từ việc nâng cao nhận thức, kiến thức, tiếp đó xác định mức độ sẵn sàng đối với TMĐT để biết những yếu tố cần phải thay đổi hoặc cải thiện nhằm đảm bảo thích ứng trên mọi bình diện. Các khía cạnh pháp lý, công nghệ và giáo dục cần đi tr­ước, quá trình này sẽ kéo dài cho đến khi xuất hiện hạ tầng cơ sở cần thiết. Chấp nhận là thừa nhận về mặt pháp lý đối với TMĐT sau khi đã thích ứng các yếu tố của nó vào hệ thống nội luật và đã tạo dựng đ­ược một môi trư­ờng thuận lợi cho TMĐT. Ứng dụng có nghĩa là từng b­ước áp dụng TMĐT vào mọi lĩnh vực hoạt động, từ từng phần tới toàn diện. Thực tế cho thấy, nư­ớc ta mới đang tiến hành bước đầu tiên của giai đoạn thứ nhất. Nhận thức về TMĐT đã đư­ợc khơi dậy, và kiến thức về TMĐT đang từng bư­ớc đ­ược phổ biến trên toàn quốc. Tuy nhiên, giai đoạn thứ nhất sẽ còn kéo dài vì n­ước ta chư­a đảm bảo các điều kiện phát triển cần thiết.