Đổi mới công tác xúc tiến thương mại hàng dệt may

Nâng cao hơn nữa vai trò xúc tiến thương mại của các đại sứ quán ở các thị trường xuất khẩu chính, trong đó có Hoa Kỳ. Đổi mới mô hình các tổ chức, cơ quan xúc tiến thương mại trực thuộc Nhà Nước theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí được Nhà nước cấp. Bên cạnh đó, Nhà Nước cần có những chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau vào công tác xúc tiến thương mại nhằm đa dạng hoá hoạt động xúc tiến thương mại, đồng thời, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Các chương trình xúc tiến thương mại phải có trọng điểm, tập trung đồng thời tăng hiệu quả cho các chương trình này.

Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hướng vào những mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích phát triển các mặt hàng thời trang phù hợp với thị trường Mỹ, nhưng đặc biệt chú ý đến vấn đề giám sát hàng dệt may của Mỹ, khống chế mức giá xuất khẩu ở mức nhất định.

Thông qua các kênh ngoại giao, các chuyến làm việc của các nhà lãnh đạo, tranh thủ quảng bá hình ảnh quốc gia. Ngoài ra, các kênh truyền thông khác như truyền hình, tạp chí, internet trên thị trường Mỹ cần được xem trọng trong công tác quảng bá hình ảnh cũng như sản phẩm của quốc gia.

Đẩy mạnh phát triển các trung tâm thương mại tại các thị trường xuất khẩu chính nhằm giới thiệu sản phẩm, cũng như các sản phẩm. Có chính sách hỗ trợ sự ra đời của các công ty chuyên cung cấp hàng hoá Việt Nam vào thị trường Mỹ nhằm tạo ra kênh phân phối trực tiếp hơn đối với thị trường

Cần có thành lập cơ quan chuyên trách nhằm phân tích, dự báo thị trường, từ đó, có định hướng đúng trong việc ban hành các chính sách phù hợp tạo thuận lợi cho xuất khẩu dệt may trong thời gian tới. Cơ quan này cũng có nhiệm vụ là cung cấp các cơ sở dữ liệu đáng tin cậy về thị trường, đối thủ cạnh tranh, các kênh phân phối nhằm giúp các doanh nghiệp có định hướng tốt trong xuất khẩu hàng hoá sang các thị trường chính.