Một số cơ chế chính sách ngành dệt may của nhà nước

Xuất phát từ những phân tích, đánh giá về thực trạng của ngành Dệt, May Việt Nam, ngày 10/03/2008 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 36 phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt, may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020[15] nhằm phát triển ngành theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, tạo ra bước nhảy vọt về giá trị gia tăng của sản phẩm thông qua việc thực hiện ba chương trình (trồng bông, dệt vải chất lượng cao và đạo tạo nguồn nhân lực) có tính quyết định đến sự phát triển bền vững, ổn định lâu dài của ngành Dệt-May Việt Nam.

Theo quyết định phê duyệt chiến lược này, chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, nghành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng và phê duyệt chương trình sản xuất vải phục vụ may xuất khẩu, chương trình phát triển cây bông và chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may Việt Nam. Tập đoàn Dệt May Việt Nam, doanh nghiệp lớn nhất của ngành Dệt May Việt Nam giữ vai trò nòng cốt trong việc tổ chức, tham gia thực hiện ba chương trình này.

Trên tinh thần đó, tập đoàn Dệt May Việt Nam đang khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao. Về chương trình phát triển bông vải, theo mục tiêu và chiến lược phát triển từ nay đến năm 2015 là phục hồi diện tích bông nước trời và phát triển diện tích bông có tưới hướng tới sản lượng khoảng 40 ngàn tấn bông xơ và tới 2020 đưa sản lượng lên tới 60 ngàn tấn.

Cùng với việc phát triển xơ sợi tự nhiên thì Tập đoàn Dệt May Việt Nam cùng Tập

đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã thành lập Công ty cổ phần hóa dầu và xơ sợi tổng hợp để xây dựng nhà máy sản xuất xơ polyeste đầu tiên của Việt Nam tại khu công nghiệp Đình Vũ Hải phòng với công suốt sản xuất là 400 tấn xơ thông thường, 50 tấn xơ đặc biệt và 50 tấn hạt chip/ ngày dự kiến năm 2011 đi vào sản xuất và đến năm 2020 đáp ứng 40% nhu cầu trong nước về xơ sợi tổng hợp với tổng mức đầu tư khoảng 3000 tỷ đồng.