Những vụ khủng hoảng truyền thông gây xôn xao dư luận ở Việt Nam

Những vụ khủng hoảng truyền thông gây xôn xao dư luận ở Việt Nam

Khủng hoảng truyền thông ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ với nhiều vấn đề gây tranh cãi. Cùng tìm hiểu những vụ khủng hoảng truyền thông tại Việt Nam đã tốn không ít giấy mực qua bài viết này.

Vậy khủng hoảng truyền thông là gì?

Một khủng hoảng truyền thông (Media Crisis) xảy đến khi có các tin tức hoặc một sự kiện bất lợi cho doanh nghiệp được chia sẻ tràn lan, công khai và đông người quan tâm tới. Sự việc sẽ ngày càng đi vào trạng thái khó quản lý gây ảnh hưởng xấu đối với uy tín cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Những vụ khủng hoảng truyền thông ở Việt Nam

Khủng hoảng truyền thông của Tân Hiệp Phát – 2009

Khủng hoảng trong chai nước có ruồi của Tân Hiệp Phát

Khủng hoảng trong chai nước có ruồi của Tân Hiệp Phát

Tân Hiệp Phát hay có tên trước đây là công ty TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát. Đây là công ty nhập khẩu và phân phối nhiều sản phẩm thức uống đóng chai, nước tinh khiết tại Việt Nam. 

Được thành lập vào khoảng năm 1994 với tiền thân là Phân xưởng nước giải khát Bến Thành. Tân Hiệp Phát nhanh chóng phát triển như vũ bão. 

Chỉ với 2 năm ra thị trường, từ một phân xưởng nhỏ, hãng này đã mở rộng quy mô kinh doanh. Họ mang đến sản phẩm bia tươi Flash. Sản phẩm hiện được khá đông người ưa sử dụng lúc bấy giờ. 

Câu chuyện khủng hoảng truyền thông của Tân Hiệp Phát bắt đầu vào khoảng tháng 3/2009. Khi đó tại cửa hàng của của bà Thu Hà (quán ăn Thác Vàng, Biên Hoà) xuất hiện khác thường. Theo ghi nhận, chai nước tăng lực Number One còn nguyên nắp không mở nhưng bên trong có ống hút.

Khủng hoảng truyền thông của Khải Silk – 2017 

Khải Silk dậy sóng dư luận khi “buôn” lụa Trung Quốc

Khải Silk dậy sóng dư luận khi “buôn” lụa Trung Quốc

Tháng 10/2017, dư luận bùng nổ khi sự thật thương hiệu “tơ lụa Việt Nam” của Khải Silk bị lật tẩy. Vụ việc khởi nguồn từ đơn đặt 60 chiếc lụa tơ tằm thương hiệu Khải Silk của Công ty V. – một khách hàng quen thuộc của họ.

Khi tiếp nhận đơn đặt hàng này, phía Công ty V phát hiện sự lạ khi một chiếc khăn lụa có tận hai mác, một là “Made in China” và một là “Khải Silk Made in Vietnam”. 59 chiếc khác cũng chỉ có mác “Khải Silk Made in Vietnam”, nhưng trên vành khăn này có một miếng nhỏ màu trắng, rất giống với mặt không dính lại của mác đã bị gỡ ra. Sự việc bùng nổ như một quả bom trong dân chúng đã thành một trong những vụ khủng hoảng thông tin tồi tệ nhất của lịch sử kinh doanh tại Việt Nam. 

Ông Hoàng Khải đã có cách cư xử gây sốc và vô cùng sai lầm với chính mình. Ban đầu, khi những thông tin trên đang tràn lan, đại diện công ty đã lên tiếng phủ nhận đây là một vụ đánh tráo nhãn hiệu và giải thích rằng sự việc khăn có hai mác là do sơ suất của nhân viên kho hàng khi chuyển các lô khăn thành phẩm cho đối tác Hongkong. Lời bào chữa không thuyết phục ngay lập tức kéo dư luận cùng các cơ quan báo chí vào cuộc.

Sau nhiều ngày im ắng, khi thông tin bất lợi đến ngày một dồn dập, Khải Silk mới công khai lên tiếng và nhận sai phạm. Ông Khải thừa nhận tập đoàn của mình đang ở trước cơn bão lớn và ngày 26/10/2017, nhiều cửa hàng tơ lụa Khải Silk trên địa bàn đã đóng. 

Khủng hoảng mới của Vietjet Air – 2018 

Hình ảnh không đẹp mắt khi đón tiếp U23 bóng đá trở về của Vietjet

Hình ảnh không đẹp mắt khi đón tiếp U23 bóng đá trở về của Vietjet

Đầu năm 2018, ngay khi cả nước đang hân hoan chào đón đội tuyển U23 trở về với lòng tự hào chiến thắng, thì màn xuất hiện của các siêu mẫu với quần áo thiếu vải do Vietjet air tổ chức chào đón một số cầu thủ và thành phần quan trọng của đội tuyển U23 ở việt nam đã khiến dư luận phẫn nộ.

Nhìn vào những hình ảnh mà cư dân mạng đăng tải cho biết, trong khi các người mẫu trang phục thiếu vải trình diễn hết mình thì có một vài cầu thủ đã nằm bất động sau khi đã thi đấu ngoan cường giữa tuyết trời lạnh giá ở trận chung kết vừa qua. Số cầu thủ khác thì tỏ ra ngượng ngùng, lúng túng. 

Khủng hoảng truyền thông của Bitis – 2021 

Sau khi gặp khủng hoảng truyền thông Biti’s nhanh chóng đưa ra lời xin lỗi với khách hàng

Sau khi gặp khủng hoảng truyền thông Biti’s nhanh chóng đưa ra lời xin lỗi với khách hàng

Đầu tháng 10/2021, Biti’s Hunter truyền thông để giới thiệu sản phẩm mới BITI’S HUNTER BLOOMIN ’ CENTRAL. Tuy nhiên, nó đã vấp phải những phản ứng trái chiều về hoạ tiết cũng như chất liệu vải lụa trong sản phẩm. Cụ thể, một bạn trẻ rất say mê và yêu thích lịch sử – La Quốc Bảo đã đăng một bài viết giới thiệu cho sản phẩm trên. La Quốc Bảo chỉ rõ những họa tiết được Biti’s Hunter dùng có xuất xứ từ Trung Hoa. Chưa kể, loại vải gấm Biti’s Hunter sử dụng cũng là hàng nhập khẩu từ Taobao. 

Theo sau đó, bài báo của La Quốc Bảo được đăng tải rộng rãi. Trong đó phải nói đến nội dung bài đăng vào group “Đại Việt Cổ Phong”. Đây là group chuyên thu thập, bàn luận, chia sẻ và cung cấp các thông tin thuộc lĩnh vực lịch sử – văn hoá và cổ trang. 

Ngay lập tức, phía Biti’s Hunter đã lên bài phản hồi các ý kiến và bày tỏ lời xin lỗi đến khách hàng. Đồng thời, Biti’s Hunter cũng thay đổi hoạ tiết giữa hoạ tiết nghệ thuật Huế và hoa văn chân chó của dân tộc Chăm. Có thể thấy, đây là hành động hết sức tích cực đã giúp Biti’s xử lý được sự việc truyền thông. Đồng thời làm vui lòng tất cả khách hàng đã luôn tin tưởng Biti’s và các sản phẩm “thuần Việt”. 

Khủng hoảng truyền thông mì Hảo Hảo – 2021

Thương hiệu Hảo Hảo gặp rắc rối từ phía FSAI

Thương hiệu Hảo Hảo gặp rắc rối từ phía FSAI

Mì Hảo Hảo – món ăn nhức nách cả gia đình. Cái vị chua chua cay cay ta nói nó ngon, nó bổ. Nhưng dạo gần đây nó dính vào vụ lùm xùm chất kích thích thì cũng khổ. 

Khói vẫn bốc lên ngùn ngụt từ mái nhà ăn của ACECOOK với vụ việc Con gà đẻ trứng của họ MÌ HẢO HẢO đã dính phốt nặng nề tại Ireland do có chất cấm dùng. 

Cuộc khủng hoảng xảy đến sau ngày 20/8, khi trang web của Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) đăng thông tin thu hồi các lô của 3 SP ăn liền trong đó có mì Hảo Hảo vì có sử dụng chất bảo quản Ethylene Oxide, thuộc trong nhóm 1B với khả năng sinh ung thư do đột biến và độc tính cao, đây là loại 3 theo danh mục khẩn cấp của Hội đồng châu Âu. 

Tổng kết

Khủng hoảng truyền thông ở Việt Nam là một vấn đề nhức nhối đã tác động đến nhiều lĩnh vực trong xã hội. Sự lan truyền thông tin không chính xác, sai sự thật hay lạm dụng thông tin đã góp phần đẩy các vấn đề lớn trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, khủng hoảng truyền thông cũng là cơ hội để chúng ta nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của truyền thông đối với xã hội và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình. Việc đảm bảo tính chính xác, minh bạch và trách nhiệm trong hoạt động truyền thông là điều cần thiết để bảo vệ lợi ích chung và phát triển bền vững cho đất nước.

>>Xem thêm: Cách hạn chế khủng hoảng Doanh nghiệp