Trong bối cảnh các nước ASEAN và các nước khác vẫn nhập khẩu lao động, thì nguồn nhân lực với giá nhân công thấp vẫn đang là một lợi thế của ngành Dệt may Việt Nam. Song trong thời gian tới, lợi thế này sẽ dần mất đi nếu chúng ta không thực hiện các biện pháp như nâng cao năng suất lao động và trình độ tay nghề của công nhân để củng cố ưu thế cạnh tranh.
Ngành dệt may Việt Nam hiện đang sử dụng gần 1,1 triệu lao động trong các dây chuyền công nghiệp (riêng ngành may là hơn 900.000 lao động). Ngoài ra còn khoảng 1 triệu người đang tham gia trong các hộ gia đình và hợp tác xã chưa kể số lao động trong ngành trồng bông và dâu tơ tằm.
Riêng Vinatex, đảm bảo việc làm cho trên 100.000 lao động với thu nhập bình quân là 1.710.000 đồng/ người / tháng, tăng 15% so với năm 2005. Trong đó mức thu nhập bình quân của ngành dệt đạt 1.733.000 đồng; ngành may 1.646.000 đồng; ngành cơ khí 1.745.000 đồng; các đơn vị phụ thuộc và văn phòng Tập đoàn 2.175.000 đồng; các đơn vị khác là 2.795.000 đồng; các đơn vị sự nghiệp có thu nhập 2.080.000 đồng.
Trong khi chiến lược phát triển ngành dệt may rất quy mô thì công tác chuẩn bị nhân lực cho ngành lại chưa được quan tâm. Ở cấp đại học, hầu như chưa chú ý khôi phục việc đào tạo kỹ sư ngành dệt, may; trình độ cao đẳng và trung cấp mới có 2 trường của Tổng Công ty Dệt may Việt Nam trước đây được nâng cấp, số lượng đào tạo chưa được nhiều.
Toàn ngành chỉ có 4 trường đào tạo với năng lực đào tạo mỗi năm khoảng 2.000 công nhân, không thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, thậm chí khi về doanh nghiệp phải chấp nhận tự đào tạo lại. Chính vì thế, các nhà máy, công ty vẫn lựa chọn phương thức tự đào tạo tại đơn vị. Vì đào tạo không có bài bản nên số lao động thay thế hàng năm chất lượng không cao, năng suất lao động thấp. Do đó, để hoàn thành các đơn hàng bắt buộc doanh nghiệp phải tuyển dụng nhiều lao động, thực hiện chế độ tăng ca trong giờ làm việc.
Cần xác định gì nếu muốn theo nghề nhân sư
Ngày nay cụm từ “làm việc trái ngành” không còn xa lạ nhưng không phải ai cũng vậy đâu nhé, nói như thế chẳng khác nào tôi phủ nhận 4 năm ngồi trên ghế đại học của bạn là vô nghĩa.
Tôi không phủ nhận điều đó nhưng vấn đề tôi muốn nhấn mạnh ở đây là xác định đúng ngành nghề của bạn trước khi bước chân vào ngưỡng cửa cuộc đời. Lấy tôi làm ví dụ nhé, tôi muốn khởi nghiệp cuộc sống tôi bằng nghề nhân sự, trong quá trình học tôi luôn xác định: Xác định xem điểm mạnh của tôi là gì: • Kiến thức, • Kinh nghiệm, • Kỹ năng, •Năng lực. Và tôi phải chuẩn bị những gì để sau khi ra trường tôi có thể thuyết phục nhà tuyển dụng nhân sư “tôi được việc”.
Những gì có chuẩn bị và được rèn giũa bao giờ cũng đạt kết quả tốt cả bạn ạ, cho nên đừng lãng phí thời gian của bạn lúc còn là sinh viên để lo sợ, hoang mang thất nghiệp mà hãy từng bước chuẩn bị cho mình nền tảng vững chắc cho định hướng của mình bạn nhé.
.