Trở thành thành viên chính thức của WTO vào cuối năm 2006, Việt Nam có được vị thế chắc chắn hơn trong cộng đồng thế giới để bảo vệ quyền lợi và thực thi nghĩa vụ của mình, đồng thời được hưởng những quy chế ưu đãi hơn so với hiện tại để thúc đẩy phát triển hơn nữa ngành dệt may.
Phát triển nhiều mối quan hệ, cộng tác với các đối tác khác nhau để mở rộng thị trường, tiếp cận nguồn vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ dệt may, chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động.
Tiếp cận và áp dụng các phương pháp quản lý mới trong ngành từ đó cải cách doanh nghiệp để ngày càng hiệu quả hơn.
Cổ phần hoá ngành dệt may được triển khai từ năm 2001 đã đánh dấu bước chuyển biến của ngành dần thích ứng với tình hình mới nhằm tạo ra những công ty cổ phần linh hoạt hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Dự kiến công tác cổ phần hoá ngành dệt may sẽ được hoàn thành trong năm 2008 cho tất cả các doanh nghiệp Nhà Nước trong ngành.
Tổng công ty dệt may Việt Nam được chính phủ chính thức chuyển đổi thành Tập đoàn dệt may Việt Nam. Bên cạnh đó, các Tổng công ty mới được thành lập như Việt Tiến, Hanoisimex, Phong Phú hoạt động theo mô hình công ty mẹ và các công ty con (theo nhiều hình thức như góp vốn liên doanh, nắm giữ cổ phần chủ yếu để kiểm soát hoạt động…)