So với nhiều ngành khác ngành dệt may yêu cầu đầu tư thấp hơn nhiều, lại sinh lợi nhanh. Chi phí đầu tư cho một chỗ lao động chỉ cần 600USD cho thiết bị và 300USD cho nhà xưởng, điện nước mà thời gian thu hồi vốn nhanh có thể sau 3,5 năm, lợi nhuận cao. Việc đào tạo công nhân nhanh, có thể từ 2-2,5 tháng.
Chính vì thế, bước vào thời kỳ phát triển kinh doanh xuất khẩu, nhiều nước như Nhật bản, Hồng Kông, Trung quốc đã lấy ngành may làm ngành chủ đạo và đi lên từ ngành này. Kinh nghiệm cho thấy, việc phát triển ngành sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may là yêu cầu khách quan và là cứu cánh để tăng kim ngạch xuất khẩu và phát triển kinh tế ở một số nước công nghiệp phát triển.
Bên cạnh các họat động thương mại, Mỹ tham gia vào các lĩnh vực hợp tác phi thương mại, được đánh giá là có hiệu quả như giáo dục, phòng chống HIV/AIDS và nhân đạo. Hiện nay có khoảng 300 tổ chức phi chính phủ, tổ chức từ thiện của Mỹ (trong đó có nhiều tổ chức được chính phủ Mỹ tài trợ), đã và đang thực hiện các dự án nhân đạo ở Việt Nam.
Khác với một số nền văn hóa khác, nhất là văn hóa Châu Á, nhìn chung, người Mỹ rất coi trọng tự do cá nhân và tính tự lập. Gia đình, cộng đồng, tôn giáo, hoặc tổ chức là thứ yếu so với các quyền cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân này cũng dẫn đến một tính cách nổi bật của người Mỹ là cạnh tranh.