Một nhà lãnh đạo giỏi không thể thiếu đi khả năng quản trị khủng hoảng, khả năng này giúp cho Doanh nghiệp tồn tại lâu dài trên thương trường đầy khốc liệt khi có những vấn đề xảy ra trong và ngoài công ty. Nếu bạn muốn trở thành người lãnh đạo tài năng để dẫn dắt Doanh nghiệp của mình tốt nhất hãy đọc bài viết này để tìm hiểu tất tần tật những yếu tố trong quản lý khủng hoảng Doanh nghiệp bạn nhé.
Khủng hoảng Doanh nghiệp
Quản lý khủng hoảng Doanh nghiệp là gì?
Khủng hoảng Doanh nghiệp thường là những sự kiện vô cùng nghiêm trọng xảy ra đột ngột ngoài dự đoán của công ty, nó ảnh hưởng xấu đến danh tiếng và hình ảnh thương hiệu. Hơn hết là Doanh nghiệp sẽ bị tổn thất rất lớn về tài chính. Và quá trình chuẩn bị kế hoạch tác chiến những tình huống khẩn cấp này gọi là quản trị khủng hoảng Doanh nghiệp (Crisis Management). Nếu Doanh nghiệp thực hiện được tốt khả năng quản trị này sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư bởi các chiến lược hoạt động kinh doanh vững chắc.
Doanh nghiệp thường gặp phải những khủng hoảng gì?
Khủng hoảng tiềm ẩn
Trước khi xảy ra vấn đề xấu thì khủng hoảng này sẽ có các dấu hiệu nhận biết tuy nhiên có một số dấu hiệu rất nhỏ khó nhận ra để ngăn chặn kịp thời nếu không thường xuyên theo dõi sức khỏe thương hiệu.
Khủng hoảng tiềm ẩn có thể ngăn chặn trước khi vấn đề xấu diễn ra thông qua các dấu hiệu
Khủng hoảng chậm
Slow-burn Crisis bao gồm một hoặc một chuỗi các dấu hiệu cảnh báo vấn đề xấu sẽ diễn ra, thường những dấu hiệu ban đầu không mang đến ảnh hưởng tệ nhưng nó sẽ tăng dần mức độ nguy hiểm theo thời gian. Điều tệ nhất có thể xảy ra với Doanh nghiệp là doanh thu bị sụt giảm trầm trọng dẫn đến phá sản.
Ví dụ: Doanh nghiệp thời trang Dior từng bị phốt rất nhiều về thái độ phục vụ của nhân viên cửa hàng đối với khách. Nhân viên có thái độ cao ngạo và không chăm sóc khách hàng một cách chu đáo và chuyên nghiệp đã khiến khách hàng cảm nhận được sự thiếu tôn trọng và nhiều người khách đã tố cáo hành vi ấy lên trang mạng xã hội, dẫn đến cuộc tẩy chay thương hiệu một thời gian bởi các tín đồ mua sắm. Dior đã kịp thời xoay chuyển tình thế bằng cách đào tạo lại cách chăm sóc khách hàng cho toàn bộ nhân viên các cửa hàng và tiến hành gửi lời xin lỗi chân thành.
Qua trường hợp trên chúng ta học hỏi được rằng: Đội ngũ nhân viên chính là những người đại diện của công ty, người tiếp xúc trực tiếp với các khách hàng. Vì vậy mà tác phong và thái độ của các nhân viên cần phải chuyên nghiệp cho khách hàng thấy được giá trị cốt lõi của Doanh nghiệp muốn mang đến cộng đồng.
Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp tránh được Khủng hoảng chậm do dịch vụ CSKH
Khủng hoảng đột ngột
Đây là dạng khủng hoảng xảy ra vô vùng bất ngờ đến từ yếu tố khách quan như thiên tai, dịch bệnh,… vượt khỏi tầm kiểm soát của Doanh nghiệp. Chẳng hạn như khi dịch bệnh Covid bùng phát trên toàn thế giới, Chính phủ buộc phải đưa ra các chính sách ngăn chặn như phỏng tỏa toàn quốc, không được bay ra nước ngoài,… Mọi chính sách lúc ấy đều gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp.
Ngoài ra còn có những khủng hoảng khác như khủng hoảng nhân sự, khủng hoảng công nghệ, khủng hoảng quản lý tài chính,…
Những yếu tố cần thiết trong quản trị khủng hoảng Doanh nghiệp
Xây dựng đội ngũ quản lý khủng hoảng trong Doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần tập hợp những nhân viên có kinh nghiệm lâu năm, khả năng xử lý vấn đề nhanh nhạy để cùng nhau lên các kế hoạch phòng ngừa và đề ra các phương án khi xảy ra khủng hoảng.
Đội ngũ quản lý khủng hoảng nên hoạt động riêng biệt với các phòng ban khác, chuyên phân tích, lập luận đưa ra các giải pháp thực tiễn giải quyết vấn đề và họ sẽ trực tiếp thực hiện.
Ngăn chặn khủng hoảng lan rộng
Khủng hoảng nên được ngăn chặn càng sớm thì càng có lợi cho Doanh nghiệp, công ty sẽ tránh được những thiệt hại về danh tiếng, tài chính,… xuống mức tối đa. Và việc phòng ngừa khủng hoảng phải được ưu tiên.
Bình tĩnh trước vấn đề
Chỉ khi có được sự bình tĩnh trong tâm trí thì chúng ta mới đưa ra được các phương án tốt nhất để đối phó khủng hoảng. Tâm tĩnh là yếu tố quyết định sự thành công.
Quản trị truyền thông
Doanh nghiệp cần có người phát ngôn chính để giúp khách hàng và đối tác yên tâm trước sóng gió đang bủa vây công ty. Kiểm soát các thông tin trên những kênh truyền thông là việc cực kỳ quan trọng để bảo vệ danh tiếng của Doanh nghiệp.
Bảo vệ danh tiếng của Doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông chính là quản trị khủng hoảng Doanh nghiệp
Học hỏi kinh nghiệm từ các trường hợp đã xảy ra
Nhà quản lý cần tìm và phân tích các trường hợp khủng hoảng của những Doanh nghiệp khác về những điểm giống nhau, khác nhau, những yếu tố có thể sử dụng trực tiếp. Luôn trên tinh thần học hỏi mọi thứ để có thể vận dụng các kiến thức ấy nếu nó xảy ra với Doanh nghiệp của mình.
Tổng kết
Tất cả những thông tin trên đều là những kiến thức hữu ích giúp cho các bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo Doanh nghiệp đa tài khi nắm trong tay những yếu tố quản lý khủng hoảng Doanh nghiệp. Nhưng nếu bạn thấy điều này quá khó và Doanh nghiệp của bạn không có khả năng lập ra một đội ngũ riêng để quản lý thì có thể cân nhắc hợp tác với Kompa một trong những đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm tra sức khỏe thương hiệu giúp công ty có những dữ liệu có ích trong quá trình hoạt động kinh doanh nhất là trong truyền thông Doanh nghiệp.
>>Xem thêm: Cách hạn chế khủng hoảng